-
- Tổng tiền thanh toán:
Nuôi gia cầm vào mùa lạnh - Nỗi lo không của riêng ai
Hằng năm, cứ vào mùa lạnh là các chủ trang trại nuôi gia cầm lấy thịt dịp tết phải trằn trọc, đau đầu. Biết được nỗi lo này, công ty Gấu Vàng xin chia sẽ đến bà con những điều cần lưu ý khi chăm nuôi vào dịp Tết này.
Tác giả: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y GẤU VÀNG Ngày đăng: 11/12/2019
Vào mùa lạnh thường bắt đầu vào khoảng đầu tháng 10 dương lịch hằng năm. Các tỉnh miền bắc, miền trung thường có thời tiết lạnh hơn nhiều so với miền nam. Vào mùa này, thời tiết thay đổi thất thường, nhiều loại dịch bệnh trên gia cầm phát tán, gây nhiều khó khăn cho việc chăn nuôi. Hằng năm, cứ vào mùa này là các chủ trang trại nuôi gia cầm lấy thịt dịp tết phải trằn trọc, đau đầu. Biết được nỗi lo này, công ty Gấu Vàng xin chia sẽ đến bà con những điều cần lưu ý khi chăm nuôi vào dịp Tết này.
Chăn nuôi gia cầm vào mùa lạnh gặp rất nhiều rủi ro
Theo các nhà chăn nuôi, nuôi gia cầm vào mùa lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thất thoát là việc không thể tránh khỏi. Tuy mỗi người đều đúc kết được cho mình những kinh nghiệm thực tế, nhưng điều kiện thời tiết mỗi năm mỗi khác. Kèm theo đó là tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, các nhà chăn nuôi nên cập nhật tin tức thường xuyên trên báo đài và các trang mạng có uy tín.
Theo ngành chức năng, để hạn chế những thất thoát khi chăn nuôi gia cầm vào thời điểm giao mùa cuối năm, người nuôi cần thận trọng với một số bệnh dễ bộc phát theo thời tiết như Niu cát xơn, Gumboro, dịch tả vịt và cúm gia cầm. Kèm theo đó là các biện pháp chăm sóc chuồng trại và gia cầm như dưới đây:
- Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần. Thức ăn cần được lựa chọn kỹ càng từ các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Cho gia cầm uống thêm B.Complex để tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh từ vi khuẩn, vi rút gây ra. Ngoài vacxin cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vacxin thông thường như: Marek gà; Gumboro; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gia cầm miễn dịch với các bệnh này.
- Những ngày giá lạnh cần thả gia cầm muộn, nhốt sớm. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, nhốt theo nhu cầu sinh lý ngày tuổi, tháng tuổi của gia cầm. Người chăn nuôi có thể đốt thêm đèn hoặc thêm lớp lót dưới nền, chuồng trại nên có màn che kín, tránh gió. Việc này sẽ giúp gia cầm được giữ ấm tốt hơn
Cần thêm đèn để giữ ấm cho gia cầm vào mùa lạnh
- Giữ cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần I-ot như Han Iodine 10%, khoảng 7-10 ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng).
- Cho gia cầm ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày một lần, làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp. Tiêu diệt virus cúm, giúp gia cầm khoẻ mạnh chống lại bệnh.
- Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà với 10-15 lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm.
- Trường hợp gà bị bệnh phải cách ly ngay với các chuồng khác, phun thuốc diệt mầm bệnh.
Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc gia cầm mùa lạnh. Gia cầm cần được chăn nuôi tốt nhất, đặc biệt là vào vụ mùa cung cấp cho thị trường Tết này. Công ty Gấu Vàng kính chúc quý khách hàng một mùa chăn nuôi thuận lợi, làm ăn phát tài.